Điều gì khiến cha mẹ cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với con tuổi Teen?
Con bước vào giai đoạn tuổi Teen, nhiều cha mẹ chia sẻ rằng, tính cách bướng bỉnh, sự thất thường và phản ứng chống đối của con là rào cản trong việc cha mẹ giao tiếp với con. Trong khi cha mẹ bận nhiều việc còn con thì không hợp tác.
Ở góc nhìn của con, nhiều bạn học sinh cho rằng, con không cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với cha mẹ bởi những ý kiến của cha mẹ luôn mang tính áp đặt, chỉ quan tâm đến chuyện học hành - điểm số, không chú tâm đến cảm xúc của con…
Dường như ở mỗi góc nhìn từ phía cha mẹ hay từ phía con đều có những lý do để chứng tỏ việc gặp khó khăn giao tiếp trong mối quan hệ của cha mẹ - con là “do đối phương”.
Theo cô Đinh Kiều Trang - Phó Hiệu trưởng trường THCS phụ trách chương trình Phát triển Toàn diện cho biết: Nguyên nhân khiến cha mẹ và con thường gặp khó khăn trong việc đối thoại một phần do yếu tố khách quan (xã hội - thời đại, cách biệt thế hệ, ảnh hưởng của công nghệ thông tin…) và một phần từ yếu tố chủ quan do con, do cha mẹ.
Điểm mấu chốt của việc giao tiếp chưa hiệu quả là do cha mẹ và con chưa thực sự hiểu nhau, thiếu điểm chung trong cách thức giao tiếp tích cực. Trong đó, cha mẹ cần làm gương để tạo ảnh hưởng tích cực cho con học tập theo.
Bí kíp 3C để “nghe Teen nói”
3C: Chuyển hoá - Chú tâm - Chân thành và 3T: Tôn trọng - Thấu cảm - Thảo luận là những từ khóa được cô Nguyễn Thị Hoa (Chuyên viên Tâm lý trường THCS game đánh bài tiến lên ) gợi ý đến cha mẹ trong Hội thảo “Nghe Teen Nói - Nói Teen Nghe” về cách thức giao tiếp hiệu quả với con tuổi Teen.
Chuyển hóa: Cha mẹ cần chuyển hoá nhận thức và cảm xúc của chính mình trước khi lắng nghe con.
Chuyển hóa nhận thức về khác biệt thế hệ, mỗi đứa trẻ mắc lỗi đều khó tránh khỏi việc mắc lỗi - đó là cơ hội để con khắc phục sai lầm và trưởng thành…
Chuyển hoá về cảm xúc: Kiểm soát cảm xúc tiêu cực (giận dữ, căng thẳng…) để bình tĩnh khi giao tiếp với con.
Chú tâm: Cha mẹ tập trung khi nghe con nói. Lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng tâm trí và trái tim, như vậy, cha mẹ không chỉ nghe được nội dung con nói mà còn nghe được cảm xúc, mong muốn phía sau điều con chia sẻ.
Chân thành: Cha mẹ lắng nghe một cách thành thật, chân thành với chính mình và với con. Những điều cha mẹ thể hiện khi lắng nghe con chính là tấm gương để con học theo cũng như phản ứng lại tương tự.
Cha mẹ đừng quên cho con thấy mình đang lắng nghe con bằng cách: Phản hồi về nội dung và cảm xúc mà con chia sẻ (Con đang thấy áp lực khi kì thi sắp đến, phải không?); trấn an khi con đang có cảm xúc tiêu cực và khích lệ con thấy được những điểm mạnh của mình và cuối cùng là thảo luận cùng con.
Bí kíp 3T để “nói Teen nghe”
Tôn trọng: Đây là nhu cầu tâm lý cơ bản của bất kỳ ai - đặc biệt với tuổi Teen, các con luôn mong cha mẹ tôn trọng ở nhiều khía cạnh (cảm xúc, suy nghĩ của con, điểm mạnh của con, không gian riêng tư của con và các ý kiến quyết định của con…). Tuy nhiên, cha mẹ tôn trọng con nhưng không có nghĩa là chấp nhận mọi hành vi của con bởi điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Do vậy, cha mẹ và con cần có sự trao đổi, thảo luận cùng nhau để cùng đưa ra các giới hạn, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Thấu cảm: Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để cảm nhận điều mà con đang gặp phải (“Con thấy lo lắng vì con đã cố gắng rồi nhưng làm bài thi không tốt, phải không?”). Tiếp theo, cha mẹ cần thể hiện việc cha mẹ chấp nhận, tôn trọng các giá trị, trải nghiệm của con (“Bố thấy nhiều bạn rơi vào hoàn cảnh như con cũng có cảm xúc như vậy.”). Đặc biệt, cha mẹ hãy tìm ra những giá trị tích cực ẩn chứa đằng sau. (“Chỉ có những học sinh có trách nhiệm như con mới có cảm xúc và suy nghĩ như vậy”)
Thảo luận: Teen luôn mong được cùng cha mẹ trao đổi, thảo luận để thể hiện ý kiến, quan điểm và được tự quyết định. Thảo luận cùng con chính là giúp con hành xử tốt hơn, có các quyết định sáng suốt hơn và mở lối đi đến thành công cho con. Trước hết, cha mẹ hãy cùng con tìm hiểu vấn đề và thảo luận các giải pháp cùng con. Sau đó, cha mẹ hãy cho con được lựa chọn và đưa ra quyết định. Xuyên suốt quá trình này, cha mẹ hãy luôn đóng vai trò là người đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ con (khi cần).
Cô Nguyễn Thị Hoa - Chuyên viên Tâm lý trường THCS game đánh bài tiến lên nhấn mạnh: “Mọi cách thức sẽ chỉ dừng lại ở lý thuyết nếu cha mẹ không thực hành và rèn luyện thường xuyên. Có thể cha mẹ sẽ gặp nhiều thử thách ở giai đoạn đầu nhưng nếu kiên trì và chân thành, cha mẹ sẽ nhanh chóng có những tín hiệu tích cực trong giao tiếp với con”.
Trong Hội thảo “Nghe Teen nói - Nói Teen nghe”, Ban giám hiệu trường THCS game đánh bài tiến lên cũng đem đến nhiều chia sẻ về phương pháp đồng hành và giáo dục học sinh tuổi Teen từ phía Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn kết nối với phụ huynh để hành trình giáo dục con được toàn diện nhất.
Đặc biệt, phụ huynh tham dự được thực hành cách thức giao tiếp hiệu quả với con thông qua các tình huống cụ thể. Các cha mẹ hào hứng và tích cực thảo luận - chia sẻ thông tin tại Hội thảo.
Tiếp nối thành công của hội thảo “Nghe Teen nói, Nói Teen nhe” của trường THCS game đánh bài tiến lên tổ chức vừa qua; Nhà trường giới thiệu đến Quý phụ huynh hội thảo “Cha mẹ đồng hành cùng con vào lớp 6” (8:30 sáng thứ 7 ngày 25/03/3033) với sự tham gia của diễn giả khách mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh - Giảng viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội (Người sáng lập dự án “Sách ơi mở ra”), cô Nguyễn Thị Huyền - Hiệu phó trường THCS game đánh bài tiến lên .
Diễn giả Ngọc Minh sẽ cùng Ban Giám hiệu Nhà trường mang đến với cha mẹ những thông tin hữu ích:
Link đăng ký tham gia Hội thảo: